Cùng với sự phát triển như vũ bão của các ngành nghề công nghệ, có vô vàn những cơ hội cho nhân sự kỹ thuật (developer). Ngoài mức lương thưởng, các chính sách đãi ngộ thì lộ trình thăng tiến cũng là điều thu hút, giúp công ty giữ chân và gắn kết nhóm nhân sự tài năng này. Vậy lộ trình thăng tiến là gì? Có những hướng đi nào dành cho nhân sự kỹ thuật. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.  

1. Lộ trình thăng tiến là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đây là sơ đồ định hướng sự phát triển, có điểm xuất phát và kết thúc rõ ràng, giúp nhân sự hình dung được con đường dẫn tới vị trí cao nhất của hành trình sự nghiệp. Lộ trình thăng tiến của nhóm kỹ thuật sẽ có những điểm chung. Tuy nhiên, nó sẽ được xây dựng theo hướng riêng, tùy thuộc vào đam mê cũng như mong muốn mà mỗi cá nhân theo đuổi. 

Khi nhân sự đã có được những định hướng rõ ràng trong lộ trình của mình, cá nhân mỗi người sẽ có những cách thức để rèn luyện những kỹ năng cần thiết, phát huy tối đa khả năng của bản thân. Từ đó, có thể đạt được những bước đi tốt nhất trong hành trình sự nghiệp của mình.

2. Các nhánh nghề nghiệp chính đối với nhân sự kỹ thuật

2.1 Tùy thuộc vào tính chất và phạm vi công việc, có thể chia nhân sự kỹ thuật thành ba hướng chính Fulltime developer, Freelancer, và Entrepreneur.

a. Fulltime Developer: là những người lựa chọn, làm việc, cống hiến cho một công ty, doanh nghiệp và nhận lương từ tổ chức này. Mỗi cá nhân sẽ có một thời gian gắn bó nhất định. Trong quá trình làm việc, họ có thể thay đổi sang các môi trường làm việc khác nhau, phù hợp với mong muốn của họ. Đây cũng là hướng cơ bản mà nhân sự developer lựa chọn trong giai đoạn đầu khi đi làm.

Trong nhánh fulltime developer sẽ phân thành các level khác nhau, tùy thuộc vào thời gian làm việc của nhân sự

  • Level 1: Fresher/Junior Developer (0 – 1 năm kinh nghiệm): Đây là những nhân sự đã có kiến thức cơ bản về lập trình, hiểu và nắm sơ bộ về cơ sở dữ liệu, thiết kế ứng dụng, làm GUI, thiết kế code,….
  • Level 2:  Developer (1 – 3 năm kinh nghiệm): Ở mức độ này, các nhân sự có khả năng lập trình ở các module phức tạp hơn, tìm hiểu được nhiều công nghệ nâng cao hơn trong quá trình thực hiện và tham gia chính trong các dự án tại doanh nghiệp. Đây cũng là thời điểm bước ngoặt để nhân sự lựa chọn hướng đi sắp tới, trở thành Management (quản lý) hay Technical (kỹ thuật).

Ở từng hướng đi, nhân sự cũng sẽ được chia theo các thứ bậc tăng dần như sau:

Hướng Management

  • Level 3: Team Leader
  • Level 4: Project Manager
  • Level 5: Manager/Director

Hướng Technical

  • Level 3: Senior Developer
  • Level 4: Technical Lead
  • Level 5: Software Architect
  • Level 6: CTO

b. Freelance Developer: Đây là nhánh nghề nghiệp mà nhân sự kỹ thuật hoàn toàn có thể lựa chọn. Đây là nhánh nghề được nhiều nhân sự lựa chọn bởi sự thoải mái, không gò bó khi làm việc. Các dev không cần phải ngồi 8 – 10 tiếng tại văn phòng mà hoàn toàn tự do trong không gian của mình. Điều duy nhất chính là cần làm việc trực tiếp với các yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, những nhân sự này cũng cần rèn luyện tinh thần “kỷ luật thép” cho chính mình.

c. Developer Entrepreneur: Cũng giống như freelancer developer, entrepreneur sẽ là nhánh nghề cực kỳ tự do. Khi trở thành developer entrepreneu tức là bạn đã có sản phẩm của riêng mình và có thể kiếm lợi nhuận từ chúng. Tuy nhiên, khi đó, ngoài lập trình, bạn cũng cần có những kiến thức liên quan đến thị trường, khách hàng, chiến lược phát triển, truyền thông cùng cả thiên thời địa lợi để có thể thành công.

2.2 Ngoài ra, các nhánh nghề CNTT còn được phân chia theo các kỹ năng phát triển:

a. Web Developer: 

Đây là nhánh nghề phổ biến trong giới CNTT. Ở nhánh này, nhân sự vào quá trình viết code từ nhiều ngôn ngữ khác nhau để xây dựng ra được một website. Đồng thời, web developer cũng có vai trò lớn đế phát triển và bảo trì website trong mọi trường hợp. Trong nhánh web developer, cũng được chia thành các nhánh nghề nhỏ hơn, tăng thêm sự lựa chọn cho nhân sự, bao gồm:

  • Front – end Developer: Nhóm nhân sự xây dựng mọi thứ hiển thị, thu hút được ánh nhìn của những người “tham quan” website.
  • Back – end Developer: Nhóm nhân sự có nhiệm vụ xây dựng những phần cốt lõi bên trong hệ thống, liên quan đến mã và ngôn ngữ chạy trên máy chủ.
  • Full stack Developer: Ở cái tên, chúng ta có thể nhận ra sự đầy đủ trong nhiệm vụ công việc của nhánh nghề này. Vị trí này cũng đòi hỏi nhân sự cần có kiến thức và kinh nghiệm tổng hợp từ cả Front – end và Back – end. Cũng bởi lí do này, mà những nhân sự làm ở nhánh này đều giống như những chuyên gia vậy.

b. Mobile Developer: 

Bên cạnh sự phát triển của các website, thì nhu cầu cực kỳ lớn sự dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, TV, wearable devices,…cũng như sự đa dạng của các ứng dụng. Điều này đã tạo cơ hội lớn cho nhân sự mobile developer. Nhiệm vụ của dev ở mảng này là xây dựng và phát triển các ứng dụng; tiếp nhận, nâng cấp và hoàn thiện các tính năng mới trên thiết bị di động. Đây cũng là nhóm ngành được nhiều nhân sự lựa chọn bởi tính linh hoạt, đa dạng và nhiều trải nghiệm trong quá trình làm việc.

Vị trí lập trình mobile cũng vô cùng hấp dẫn tại thị trường Việt Nam những năm gần đó

c. Game Developer:

Trong CNTT thì lập trình game là ngành được đánh giá là có nhiều sự sáng tạo nhất. Các kĩ thuật viên của chúng ta có thể tạo ra một thế giới sống động, chân thực thông qua những kiến thức chuyên môn để thực hiện hóa được ý tưởng từ designer. Hiện tại, vị trí này cũng là vị trí được săn đón tại nhiều công ty và có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.

d. Automation Developer/ Tester 

Để có thể làm việc được tại vị trí này, nhân sự cần có những hiểu biết các nguyên lỳ nhận dạng test object, nguyên lỳ lập trình cũng như tối thiếu một ngôn ngữ lập trình. Đồng thời, trong quá trình làm việc, automation Developer hay tester cũng luôn luôn phải cập nhật những kiến thức chuyên môn mới như về software, design, pattern,… để phục vụ cho dự án.

e. Embedded engineer 

Vị trí này được hiểu đơn giản là những kỹ sư lập trình nhúng, làm việc trực tiếp với hệ thống nhúng bao gồm các phần như ROM, RAM, MCU, ngoại vi ADC, DAC,…Để có thể làm việc ở vị trí này, nhân sự cần có những hiểu biết công nghệ và những yếu tố bên ngoài tương tác với phần mềm đồng thời kết hợp tinh thần của một kỹ sư phần cứng cũng như một kỹ sư phần mềm.

f. Business Analyst: 

Business Analyst là cái tên quen thuộc trong thị trường CNTT thời gian gần đây. Đây là vị trí quan trọng, có nhiệm vụ phân tích nhu cầu của khách hàng cũng như phối hợp với đội ngũ phát triển để đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Để có thể làm tốt ở vị trí này, mỗi BA cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt bằng các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật,… Ngoài ra, nhân sự cũng cần chuẩn bị một số công cụ hỗ trợ và khóa học nghiệp vụ như CCBA, CBAP,… để đáp ứng yêu cầu công việc.

g. Date Analyst:  

Nhiệm vụ chính của những nhân sự này là phân tích dữ liệu, chuyển hóa dữ liệu thành graphics, để cung cấp những kế hoạch cho ban lãnh đạo. Để có thể thực hiện được những yêu cầu công việc như trên, nhân sự cần có những kỹ năng code cơ bản, sử dụng thành thạo các công cụ phân tích chuyên ngành, kỹ năng visualize, sự am hiểu business, cấu trúc dữ liệu cũng như hệ thống dữ liệu của công ty. 

h. Kỹ sư cầu nối (BrSE) 

Như tên gọi, kỹ sư cầu nối sẽ là nhân tố nòng cốt đứng giữa; vừa phải hiểu những yêu cầu của khách hàng vừa cùng đội ngũ phát triển lên kế hoạch. đưa ra giải pháp. Đồng thời, họ cũng là người trực tiếp quản lý tiến độ, rủi ro trong quá trình chạy dự án cũng như quản lý giao hàng và chất lượng của sản phẩm. Với vị trí này, BrSE cần trang bị cho mình những năng lực liên quan đến ngôn ngữ, giao tiếp cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

i. DevOps:  

DevOps là một vị trí nảy sinh từ thực tế công việc, là sự kết hợp Development (phát triển tính năng sản phẩm)  và Operations (vận hành). 

Sự kết hợp trên phương diện quy trình và sản phẩm trong devOps

Ngoài đảm bảo cho các bộ phận hợp tác một cách trơn tru, vị trí này cũng cần các service kết nối và giao tiếp với nhau theo những quy định hiệu quả, cũng như đảm bảo việc mở rộng quy mô diễn ra thuận lợi. Để có thể làm tốt hai nhiệm vụ chính này, dev cần có kinh nghiệm với hệ thống, IT operation, quản lý dữ liệu; sử dụng nhiều công nghệ, mã nguồn mở, kỹ năng coding/scripting cũng như các công cụ tự động hóa, tiến trình CI/CD. 

Trên đây là lộ trình cũng như những hướng ngành mà anh, chị, em kỹ thuật có thể hướng đến trên hành trình sự nghiệp của mình.

Nguồn: Mirabo Careers